Hiện nay trên địa bàn Hiện Xích Thổ, Nho Quan đã ghi
nhận thêm TH mắc ho gà, tất cả các TH đều chưa đến tuổi tiêm ho gà hoặc chưa
tiêm đủ số mũi theo khuyến cáo, đề nghị tất cả các huyện, thành phố tăng cường
giám sát, phát hiện sớm ca bệnh ngay từ cộng đồng, đẩy mạnh truyền thông PCD ho
gà .Tăng cường rà soát, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ (Đặc biệt
lưu ý vắc xin DPT cho trẻ 18 tháng từ tháng tới sẽ cung ứng đủ nhu cầu, đối với
những vắc xin bị thiếu thì khuyến cáo cân nhắc tiêm chủng dịch vụ).
Ngoài ra, không chỉ ho gà mà
cần tăng cường cảnh giác với các bệnh nguy hiểm bị thiếu vắc xin trong tiêm chủng
khác như sởi, bạch hầu.
Sau đây là những điều cần biết về bệnh ho gà:
Ho gà là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính rất dễ
lây lan do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, thường xảy ra ở trẻ nhỏ.
Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp
trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch
phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn. Cơn ho gà rất đặc trưng, người
bệnh ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng
gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.
Bệnh
xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa lạnh, nhất là mùa Đông- Xuân.
Trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt, không khí không nóng, không lạnh
chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
1.
Nguồn truyền nhiễm và phương thức lây truyền
Ho
gà là bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, khi đó trên
80% những người tiếp xúc trực tiếp với người bênh có thể bị lây nếu chưa được
tiêm phòng, đặc biệt là người sống cùng hộ gia đình. Người là ổ chứa duy nhất.
Đây là nguồn lây nhiễm chủ yếu cho trẻ nhỏ. Bệnh lây nhiễm mạnh nhất trong thời
gian 2 tuần đầu kể từ khi khởi phát bệnh.
Bệnh
có thể lây qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt trong không khí khi người
bệnh hắt hơi, ho; hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi
khi người bệnh nôn hay khạc nhổ. Chính vì vậy, bệnh ho gà ở trẻ em rất
dễ lây lan khi ở cùng một không gian đông đúc như trường học, nhà ở,
ký túc xá, khu công nghiệp…
2. Triệu chứng của Ho gà
Thời gian ủ bệnh
Thời
gian ủ bệnh sau khi phơi nhiễm thường từ 7 đến 10 ngày nhưng có thể là ba tuần
hoặc lâu hơn. Nhiều trường hợp nhiễm B. pertussis dường như không có triệu chứng.
Ở thanh thiếu niên bị nhiễm bệnh hoặc người lớn có tiền sử nhiễm trùng trước đó
hoặc đã từng tiêm vắc-xin ho gà, các triệu chứng có thể không điển hình.
Giai đoạn khởi phát
Kéo
dài từ một đến hai tuần, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu bao
gồm đau mỏi toàn thân, đau bụng âm ỉ và ho nhẹ. Có thể có tăng nhiệt độ nhẹ, hiếm
khi sốt cao. Triệu chứng sớm gợi ý bệnh ho gà là chảy nước mắt nhiều và sung
huyết kết mạc. Ở giai đoạn này các xét nghiệm thường chính xác để chẩn đoán ho
gà, tuy nhiên triệu chứng chưa điển hình làm bệnh dễ bị bỏ qua.
Giai đoạn toàn phát
Thường
bắt đầu trong tuần thứ hai của bệnh. Các cơn ho kịch phát thường xảy ra liên tiếp
và nhanh chóng, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường vào ban đêm và gần
sáng: Khởi đầu là một cơn ho kéo dài không cầm được, sau cơ ho người bệnh thở
rít như tiếng gà kêu, khạc nhiều đờm quánh dính. Ngất hoặc nôn sau cơn ho cũng
có thể xảy ra. Nếu không được điều trị, giai đoạn kịch phát thường kéo dài từ
hai đến ba tháng sau đó dần dần chuyển sang giai đoạn lui bệnh.
Giai đoạn lui bệnh
Giai
đoạn này có sự giảm dần về tần suất và mức độ nghiêm trọng của ho, thường kéo
dài 1-2 tuần hoặc hơn.
3.
Những biến chứng của bệnh Ho gà
Các biến chứng bội nhiễm: Phế quản phế viêm, giãn phế quản, viêm màng phổi.
Viêm
não do Ho gà: Với biểu hiện sốt cao, có tổn thương
thần kinh trung ương như ý thức thay đổi, li bì, hôn mê, co giật, liệt khu trú.
Suy
dinh dưỡng: Do trẻ không ăn và nôn nhiều.
Các biến chứng khác: Chảy máu kết mạc, sa trực tràng, xuất huyết màng não...
Các biến chứng trên thường gặp ở trẻ nhỏ, trong đó viêm
phổi là biến chứng thường gặp nhất và dễ gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi.
Trẻ có thể bị tím tái do thiếu ô xy trong cơn ho, nôn kiệt sức thường đi kèm
theo sau cơn ho.
4. Khuyến cáo phòng bệnh Ho
gà
- Cách tốt nhất
để phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn
là tiêm vắc xin. Tại Việt Nam, vắc xin ho gà có trong rất nhiều loại vắc xin kết
hợp như vắc xin 6 trong 1 (Hexaxim hoặc Infanrix Hexa), vắc xin 5 trong 1 (Pentaxim hoặc SII), vắc xin 4 trong 1 (Tetraxim), vắc xin 3 trong 1
(DPT). Trong
thời gian qua do tình trạng gián đoạn cung ứng vắc xin chứa thành phần Ho gà
trong chương trình TCMR dẫn đến khoảng trống miễn dịch trong nhóm trẻ đến
độ tuổi tiêm chủng mà chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ mũi, do vậy cần tiêm bù ngay khi vắc xin
được phân bổ,
khuyến khích người dân tiêm cho trẻ bằng vắc xin chứa thành phần ho gà tại các
cơ sở tiêm chủng dịch vụ để đảm bảo miễn dịch cho trẻ. Lịch tiêm vắc xin phòng
bệnh ho gà cho trẻ em trong tiêm chủng: Tiêm 3 mũi vắc xin có thành phần ho gà
cho trẻ vào lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi thứ tư vào lúc trẻ
18 tháng.
- Thường
xuyên rửa tay bằng xà phòng; Che miệng khi ho hoặc hắt hơi; Giữ vệ sinh thân thể,
mũi, họng cho trẻ hàng ngày; Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch
sẽ và có đủ ánh sáng.
- Những
người bị phơi nhiễm với bệnh, đặc biệt là những người có tiền sử tiêm chủng
không đầy đủ, cần được theo dõi chặt chẽ các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh
ho gà trong ba tuần sau khi tiếp xúc.
- Khi tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang, vệ sinh phòng ở, đồ chơi… bằng
dung dịch sát khuẩn.
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh Ho gà trẻ phải nghỉ học,
cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Ban biên tập